Tại sao nên chỉnh răng mọc lệch? - NHA KHOA PLAN

Khuyến mãi

Trang chủ » Tại sao nên chỉnh răng mọc lệch?
Tại sao nên chỉnh răng mọc lệch?
21/06/2023 / Khoa Nha / Khuyến mãi

Tại sao nên chỉnh răng mọc lệch?

Răng thẳng đều dường như là chuẩn mực cái đẹp từ xưa đến nay. Vậy tại sao nên chỉnh răng mọc lệch? Có phải chỉ để cải thiện thẩm mỹ thôi không? Cùng tìm hiểu nhé!

Răng mọc lệch có ảnh hưởng gì?

  • Răng mọc lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng quát. Thậm chí là tâm lý của khổ chủ: ngại giao tiếp, lấy tay che miệng khi nói, cười.
  • Răng mọc lệch làm bạn hạn chế nhai/ nuốt, phát âm…
  • Ít người biết đến nhưng răng lệch lạc khó vệ sinh hơn răng bình thường. Vì vậy dễ dẫn đến vôi răng mảng bám, viêm nướu, sâu răng, hơi thở có mùi

Các trường hợp răng mọc lệch

Răng mọc lệch hàm dưới

Một vài hoặc toàn bộ răng hàm dưới mọc không thẳng thóm, sát khít với hàm trên. Răng mọc lệch trong hoặc mọc lệch phía ngoài

Răng mọc lệch hàm trên

Toàn bộ răng hoặc các răng cửa mọc xiên vẹo, khấp khểnh, lệch lạc không đúng vị trí. Đây chính là lý do lớn nhất tại sao nên chỉnh răng mọc lệch

Răng mọc lệch ở trẻ

Trẻ em trong tuổi thay răng thường xảy ra trường hợp răng mọc lệch lạc, thậm chí sai khớp cắn

Răng mọc lệch 90 độ, mọc ngầm

Răng khôn, do mọc cuối cùng về cả vị trí và thứ tự trên cung hàm nên không còn chỗ trống để ngoi lên ngay hàng thẳng lối. Vì vậy thường mọc lệch và không đúng vị trí

Tại sao răng mọc lệch?

Nâng cao hiệu quả ăn nhai và tăng cường sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng quát

Giúp vệ sinh răng miệng chuẩn hơn, sạch hơn

Khắc phục tình trạng gương mặt bất đối xứng

chỉnh răng mọc lệch

Nguyên nhân răng mọc lệch

Răng quá lớn hoặc quá nhỏ so với cung hàm

Trường hợp này xảy ra khi bạn có xương hàm nhỏ nhưng kích thước răng lại quá to. Răng không đủ kích thước để mọc trên cung hàm, đành phải xoay, chen chúc hoặc “chạy” đến vị trí khác. Người lại, cung hàm lớn nhưng răng nhỏ sẽ xẩy ra tình trạng thưa.

Các thói quen xấu

Nhiều thói quen hình thành từ bé, hoặc trải qua nhiều năm tháng. Từ đó, răng dần mọc lệch lạc dưới sự tác động liên tục của thói quen đó mà không có sự can thiệp kịp thời. Điều này sẽ làm hàm răng kém thẩm mỹ, ngày càng yếu đi. Điểm danh các thói quen xấu khiến răng mọc lệch

Nghiến răng

Nghiến răng thường xảy đến khi bạn stress, hoặc lúc ngủ (vô thức). Vì vậy khó có thể quản lý được cơn nghiến răng. Một số trường hợp nghiến răng mạnh đến nỗi khiến vỡ men răng, mòn răng hoặc răng lệch lạc khá nhiều so với ban đầu

Cắn môi má

Thói quen cắn môi dưới hoặc má làm răng cửa chìa ra, lâu dài dẫn đến hô, phát âm không chuẩn các âm “th”, “ph”…

Thở miệng

Tưởng không nguy hiểm nhưng nguy hiểm không tưởng. Thở bằng miệng do bị ngạt mũi làm hàm trên phát triển về phía trước, gây hô hàm, hô răng, hàm trên nhọn hơn, khớp cắn sâu, cắn hở, không khít lại được khi nhai

Mút môi

Mút môi làm răng cửa hàm dưới nghiêng vô trong, về phía lưỡi. Các răng cửa hàm trên nghiêng ra trước về phía môi, làm răng chìa phía trước quá mức và che phủ răng dưới quá nhiều (khớp cắn sâu)

Đẩy lưỡi hay nuốt lệch

Nhiều trẻ em hoặc nhiều bạn đã lớn tuổi vẫn có tật dùng lưỡi đẩy răng ra phía trước. Điều này làm răng nghiêng ra trước, và thưa, cản trở sự mọc răng bình thường

Mút ngón tay

50% trẻ em đã từng mút ngón tây. Nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng hàm hô, răng mọc lệch.

Các cách chỉnh răng mọc lệch phổ biến

Cách chỉnh răng mọc lệch tại nhà

Dùng lưỡi đẩy răng

  • Dùng lưỡi đẩy răng về đúng vị trí trên cung hàm. Với cách này bạn nên kiên trì lâu dài
  • Với răng mọc lệch vào trong: hãy đẩy răng ra ngoài
  • Với răng mọc lệch ra ngoài: hãy dùng lực của lưỡi kéo răng về phía bên trong

Dùng ngón tay đẩy răng

  • Dùng ngón tay để đẩy hàm trên/ hàm dưới về vị trí mong muốn trên cung hàm

Tuy nhiên 2 cách tự làm tại nhà này sẽ không hiệu quả tuyệt đối. Đồng thời còn đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy tốt nhất bạn hãy đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn biện pháp phù hợp với từng tình trạng

Chỉnh răng mọc lệch bằng phương pháp nha khoa

Niềng răng

Niềng răng là giải pháp được nhiều người ưu tiên để khắc phục răng lệch lạc. Bác sĩ sẽ dùng hệ thống mắc cài, khí cụ chỉnh nha để tác động lực gián tiếp lên răng. Giúp răng di chuyển về đúng vị trí vốn có trên cung hàm. Thời gian nắn chỉnh răng kéo dài từ 18 – 24 tháng tùy vào tình trạng lệch lạc khó, dễ của mỗi người.

Ưu điểm
  • Tiết kiệm chi phí: niềng răng là phương pháp ổn định, lâu dài, và tiết kiệm so với các phương pháp chỉnh răng khác
  • Không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, máy móc hiện đại, chủ yếu là kế hoạch niềng răng của bác sĩ tay nghề cao
  • Lực kéo ổn định giúp răng về vị trí hiệu quả
Khuyết điểm
  • Mất thẩm mỹ
  • Thời gian niềng răng lâu dài lên đến 2, 3 năm
  • Dễ gây tổn thương trong khoang miệng do mắc cài đâm vào môi, má, nướu
  • Cần chú ý chế độ ăn uống, chăm sóc phù hợp với người niềng răng

Chỉnh răng mọc lệch không cần niềng bằng kỹ thuật bọc răng sứ

Bác sĩ tiến hành mài răng mọc lệch rồi chụp mão sứ bên trên để phục hình, cải thiện hình dáng, độ lệch lạc của răng. Bạn hãy yên tâm với công nghệ bọc răng sứ hiện đại, tỷ lệ mài răng không quá 2mm, để bảo tồn răng gốc.

Ưu điểm:
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 2 lần hẹn, từ 3 – 5 ngày là hoàn tất
  • Cải thiện về form răng, kích thước và cả màu sắc răng, tự nhiên hơn
  • Khắc phục được những cả khuyết điểm sâu hỏng, sứt mẻ
  • Không vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt như niềng răng
  • Vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai tốt
  • Tuổi thọ lâu dài 8 – 15 năm nếu chăm sóc chế độ tốt
Nhược điểm:
  • Không chỉnh sửa được trường hợp quá lệch lạc
  • Nhiều người không thích bọc răng sứ vì phải mài mô răng thật. Với răng lệch lạc nhiều bắt buộc mài răng vào tủy. Điều này vô tình xâm lấn cấu trúc thật của răng
  • Chi phí bọc sứ tương đối cao

Xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết: “Tại sao nên chỉnh răng mọc lệch?”. Để biết thêm thông tin chi tiết,  vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.

nha khoa bf

 

Chia sẻ:
CHECK IMPLANT COSTS
IN 3 SECONDS!
QUICK CONSULTATIONS
SCHEDULE A CONSULTATION NOW
A PROFESSIONAL COUNSELOR IS WAITING FOR YOU