Trường hợp cần ghép xương khi trồng răng Implant - NHA KHOA PLAN

Khuyến mãi

Trang chủ » Trường hợp cần ghép xương khi trồng răng Implant
Trường hợp cần ghép xương khi trồng răng Implant
12/07/2023 / Khoa Nha / Khuyến mãi

Trường hợp cần ghép xương khi trồng răng Implant

Xương hàm có xu hướng tiêu theo thời gian. Vậy trường hợp cần ghép xương khi trồng răng Implant là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Ghép xương răng là gì?

Mất răng lâu năm, chân răng không còn nên không thể trụ vững được phần xương hàm. Về lâu dài sẽ bị tiêu xương. Nếu trồng răng Implant thì cần phải ghép xương để đảm bảo chất lượng và số lượng xương hàm. Để có thể trồng trụ Implant vững chắc, đáp ứng chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm.

Trường hợp nào cần cấy ghép xương để cấy ghép Implant?

Để xác định được trước khi trồng răng, bạn cần ghép xương hay không. Phải qua bác sĩ thăm khám. Và chụp phim X Quang để biết được chất lượng và mật độ xương. Thông thường mất răng lâu năm sẽ đi kèm tiêu xương hàm. Số lượng xương không đủ để tiến hành cấy ghép. Bác sĩ sẽ cân nhắc mỗi trường hợp khác nhau. Mà sẽ cần ghép thể tích xương khác nhau.

Ghép xương trong Implant thực hiện như thế nào?

Về thời điểm ghép xương, sẽ có 2 loại:

  • Ghép xương cùng lúc với trồng răng Implant
  • Ghép xương trước, đợi xương tích hợp ổn định, sau đó mới trồng răng Implant.

Để tiết kiệm thời gian, tại nha khoa B.F.Dentistry, cấy ghép xương sẽ được thực hiện cùng một lúc với trồng răng Implant để tiết kiệm thời gian, mà vẫn đảm bảo hiệu quả cấy ghép cho khách hàng.

Đây là quá trình bác sĩ bồi xương thêm vào khi vực xương đã tiêu biến. Theo quy luật tự nhiên, xương nhân tạo sẽ liên kết với các vùng xung quanh thành một khối vững chắc, đồng nhất.

Các trường hợp nên và không nên cấy ghép xương răng

trường hợp cần ghép xương khi trồng răng implant

Trường hợp cần ghép xương khi trồng răng Implant? Không phải trường hợp nào cũng sẽ đủ điều kiện để trồng răng Implant, ghép xương trước khi trồng răng Implant. Cùng tham khảo các trường hợp chỉ định/ chống chỉ định khi ghép xương nhé!

Trường hợp nên ghép xương khi trồng răng Implant

  • Bệnh nhân bị tiêu xương, thể tích xương không đủ để trụ Implant có thể đứng vững
  • Bệnh nhân dùng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ nhiều năm. Nay cần trồng trụ răng để thay thế cho chân răng đã mất
  • Xương hàm bị chấn thương ngoại lực hay do phẫu thuật hàm trước đó làm suy giảm/ suy yếu xương
  • Bẩm sinh bị tiêu xương

Trường hợp không nên ghép xương

  • Người lớn tuổi, không đủ điều kiện sức khỏe tổng quát để phẫu thuật
  • Người hút thuốc lá lâu năm, thói quen khó bỏ. Vì sẽ không đạt yêu cầu về chất lượng khi trồng răng, ghép xương.

Quy trình 4 bước ghép xương cấy Implant

Trồng răng Implant bao gồm 4 bước sau:

Bước 1: Thăm khám, chụp phim và tư vấn

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát. Yêu cầu bệnh nhân chụp phim X Quang để nắm được tình trạng sức khỏe răng miệng tổng quát. Mật độ và chất lượng xương. Từ đó lên kế hoạch ghép xương, và trồng răng Implant.

Bước 2: Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là bắt buộc cho phẫu thuật trồng răng Implant.

Bước 3: Phẫu thuật ghép xương, trồng răng Implant

Bác sĩ tiến hành biện pháp vô cảm (gây mê, tiền mê). Phụ thuộc vào mỗi khách hàng sẽ có 1 phương pháp phù hợp với sức khỏe, yêu cầu

Tiếp sau đó sẽ tiến hành ghép xương theo đúng thể tích đang thiếu

Và cuối cùng là trồng trụ Implant vào xuoiwng hàm

Bác sĩ tiến hành các biện pháp vô cảm như gây tê/tiền mê rồi mở vạt lợi, ghép xương vào xương hàm và khâu đóng vạt niêm mạc, sát trùng.

Bước 4: Tái khám

Bệnh nhân đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra vết thương và đánh giá mức độ ổn định của xương hàm trước khi cấy ghép Implant.

Ghép xương cấy Implant có đau và nguy hiểm không?

Tỷ lệ thành công của ca ghép xương phụ thuộc nhiều vào tay nghề bác sĩ.

Có thể thấy, mật độ và thể tích xương hàm ở vị trí mất răng của mỗi bệnh nhân là không giống nhau, nên cần tính toán chính xác khi cấy ghép xương răng để đạt kết quả tối ưu. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cùng xác định vật liệu. Kiểm soát toàn bộ quá trình nâng xoang, ghép xương. Và đảm bảo rủi ro, quy trình diễn ra an toàn.

Bên cạnh đó, máy móc cũng vô cùng quan trọng trong quá trình cấy xương. Đặc biệt máy CT Cone Beam là thiết bị không thể thiếu trong cấy ghép Implant, hỗ trợ bác sĩ xác định bề rộng của xương, tiên lượng có cần ghép xương hay không, cũng như chọn kích thước Implant phù hợp với ổ xương.

Vì thế, để tránh gặp phải những biến chứng khi thực hiện ghép xương răng, bạn cần đến nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên môn giỏi và trang thiết bị hiện đại.

Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật ghép xương răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê hoặc tiền mê để không gây đau đớn khi cấy xương hàm; sau khi kết thúc sẽ kê thuốc giảm đau, chống nhiễm trùng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Ghép xương răng Implant bao lâu thì lành?

Sau khi cấy ghép xương nhân tạo, vết thương cần 2 – 6 tháng để phục hồi, tùy cơ địa mỗi người mà thời gian lành thương sẽ khác nhau. Khi vết thương đã lành hẳn, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương hàm đã đạt chuẩn hay chưa và thực hiện cắm Implant ở bước tiếp theo.

Lưu ý trước và sau khi ghép xương răng

Trước khi ghép xương răng

  • Hãy lựa chọn và gửi trao sức khỏe cho cơ sở nha khoa uy tín, hiện đại. Ứng dụng công nghệ trong điều trị. Nha khoa chuyên trồng răng Implant phải có máy chụp phim CT Cone Beam 3D để xác định, đánh giá được tình trạng xương
  • Bác sĩ trồng răng nhiều kinh nghiệm
  • Giai đoạn trước khi trồng răng Implant, không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Tâm lý thoải mái là cần thiết và quan trọng trước, trong và cả sau khi trồng răng. Bạn nên trò chuyện nhiều với bác sĩ trồng răng của mình để được giải đáp mọi thắc mắc, giải tỏa mọi tâm lý căng thẳng

Sau khi ghép xương răng

  • Máu sẽ chảy sau trồng răng và nhanh chóng được cầm lại khi bạn cắn giữ gạc khoảng 1 tiếng sau trồng răng
  • 1 tiếng sau phẫu thuật, không được khạc nhổ, ăn nhai
  • Để hạn chế vết thương sưng, đau, hãy chườm lạnh từ bên ngoài. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bạn nhé
  • Hạn chế hoạt động thể thao quá sức, không tắm hơi
  • Tái khám theo lịch hẹn hoặc khi có bất kỳ vấn đề gì hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn

Cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết “Trường hợp cần ghép xương khi trồng răng Implant”. Để biết thêm thông tin chi tiết,  vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.

nha khoa bf

Chia sẻ:
CHECK IMPLANT COSTS
IN 3 SECONDS!
QUICK CONSULTATIONS
SCHEDULE A CONSULTATION NOW
A PROFESSIONAL COUNSELOR IS WAITING FOR YOU